Trang Chủ » Quản trị mạng
Wednesday, July 25, 2018
Windows Server 2012 Backup (Restore Data, System State)
Windows Server 2012 Backup (Restore Data, System State)
Windows Server Backup
Restore Data, System State
+ Nếu hệ thống gặp sự cố còn có cơ sở để phục hồi dữ liệu.
+Khôi phục dữ liệu một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất.
Đây là công việc hàng đầu, quan trọng nhất khi quản lý hệ thống.
Đầu tiên ta cần tìm hiểu: thành phần quan trọng khi backup (ngoài Data) là System State
System State là Database của hệ thống, bao gồm:
+ Boot files: các file liên quan đến quá trình khởi động.
+ Registry (theo mình thì đây là thành phần quan trọng nhất).
+ Com+ ( thư viện liên kết động – Component Service – môi trường để phát triển phần mềm).
+ Chứa tất cả đối tượng (object) của windows (user, group, local group policy, v.v).
+ Certificate Services (nếu có cài đặt).
+ Cluster Database (nếu có). v.v
Trong domain network thì system state còn là nơi lưu trữ
+ AD Database
+ Sysvol
- mình sẽ đi vào cách cấu hình
Chuẩn bị: Máy ảo chạy server 2012, ổ cứng ảo phải có 2 phân vùng, nếu chỉ có 1 thì add thêm ổ cứng
Triển khai: Bước 1:
Mở Server Manager ->Manage -> Add Roles and Features -> Ta next mặc định đến cửa sổ
Select Feature: check vào Windows Server Backup. Rồi Next mặc định -> Install.
Server manager -> Tools -> Windows Server Backup hoặc (start -> run -> wbadmin.msc)
Ta có 2 tùy chọn backup
+ Backup once: chỉ backup 1 lần sau khi ta cấu hình.
+ Backup Schdule: chạy theo lịch biểu mà ta thiết lập
Ta chọn Backup Schedule
Getting Started: -> Next
Select Backup Configuration:
Full Server (bare metal backup): sao lưu tất cả các ổ đĩa có trên server.
Custom: tùy chọn folder, ổ đĩa để sao lưu. Ta chọn Custom -> Next
Select Items for server: Chọn Add Items: để chọn nơi muốn backup
Ở đây ta chọn folder Data trong ổ đĩa C -> Next
(lưu ý: để chỉnh loại backup thì sau khi chỉ định nơi backup, ta chọn Advanced setting -> tab VSS Settings)
Windows Server Backup có 2 loại backup:
– VSS full backup
– VSS Copy backup (mặc định là loại này)
VSS full backup: backup xong thì xóa luôn thuộc tính A.
VSS copy backup: backup dữ liệu nhưng không xóa thuộc tính A. Ta nên dùng loại này khi server có kèm theo phần mềm backup khác (vì như đã biết các chương trình backup phải dựa vào thuộc tính A)
Next
Specify Backup Time: lập lịch để backup chạy
Ta có 2 option
+ Once a day: lịch biểu chạy 1 lần backup trong 1 ngày
+ More than once a day: lập lịch để chạy backup nhiều lần trong 1 ngày:
12hPM: backup trong giờ nghỉ trưa.
12hAM: backup lần thứ 2 vào rạng sáng.
(cần kết hợp với UPS để phòng trường hợp cúp điện (backup sẽ không diễn ra).
-> Next.
Specify Destination File: Chọn nơi lưu trữ file backup
+ Back up to hard disk… : lưu file backup trên 1 ổ cứng khác (nên sử dụng, không nên lưu trên ổ đĩa chứa hệ điều hành).
+ Back up to a volume: lưu trên 1 phân vùng ( chung ổ đĩa với HDH => không an toàn)
+ Back up to a shared network volume: lưu trên 1 share folder trong hệ thống mạng (không khuyên dùng)
Không nên dùng cách thứ 3 : do khi lập lịch back up (schedule) thì dữ liệu sẽ bị ghi đè (replace). Trong khi 2 cách trên thì dữ liệu sẽ được lưu trữ nối tiếp (append) nghĩa là cách 3 chỉ có 1 bản backup trong khi 2 cách trên có bản back up cho từng thời điểm.
Ta chọn cách 1 (do mình đã add thêm ổ cứng ảo) -> Next
Select Destination Disk: chọn ổ cứng để lưu file backup -> Next
Xuất hiện thông báo: format ổ cứng và lúc này ổ cứng chỉ có tác dụng chứa file backup ( ổ cứng sẽ bị ẩn và chúng ta không thể truy cập, lưu trữ các file khác) -> Ok
-> Finsish
Vậy là đã lập lịch thành công. Mặc định file backup sẽ được ghi đè vào từng thời điểm backup. Khi restore thì chỉ cần chọn thời điểm cần restore trên file back up.
Lưu ý
– Chỉ có user trong group Administrators và Backup Operators mới có quyền thực thi chức năng backup.
– Có thể tạo VHD file rồi attach vào disk management để lưu file backup (tạo thành ổ đĩa ảo chứa file backup) như bài Lab để tạo máy ảo.
Chuẩn bị:
Lấy kết quả từ 2 phần trước.
Khi hệ thống bị sự cố, nếu chúng ta có chiến lược backup phù hợp thì việc khôi phục dữ liệu rất dễ dàng. Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn restore data bằng Windows Server Backup
Mở Windows Server Backup (wbadmin.msc)
Chọn Recover…
Chọn nơi lưu trữ file Backup, do mình lưu ở ổ cứng trong server nên chọn This server.
Select Backup Date: Chọn thời điểm để restore
Recovery Type: Muốn restore từng file hay folders thì chọn option đầu tiên. Nếu muốn restore cả ổ C thì chọn Volumes (dĩ nhiên để restore cả volume thì bạn phải backup nó trước).
Chọn file, folder cần restore. Bạn có thể chọn 1 hay nhiều file để restore ( đây là 1 trong những điểm hay của windows server backup)
Ở trường hợp này mình chọn Restore cả folder Data.
Recovery Options: các tùy chọn khôi phục file.
Recovery destination: bạn có thể chọn nơi khôi phục file gốc (không nhất thiết là phải ở vị trí lúc backup)
Có 3 option:
Create copies….: tạo ra 1 bản copy – tức là không chép đè lên file cũ (lúc này ta có 2 version: 1 version lúc chưa restore và 1 version backup)
Overwrite: khôi phục đè, lúc này chỉ còn lại 1 bản (lúc backup)
Do not Recover…: Tại nơi restore (recovery destination), nếu tồn tại file, folder trùng tên với các file, folder của bản backup thì sẽ giữ nguyên,
không restore nữa. Chỉ restore những file, folder không có trong recovery destination
Nên chọn Option 1, nó giúp ta so sánh, chọn lựa (theo mình thì đây là điểm cải tiến hay của Windows Server Backup).
Quá trình khôi phục bắt đầu
Do mình chọn Option 1 nên hệ thống sẽ tạo 1 bản copy ( 2 thời điểm giúp ta dễ dàng chọn lựa)
Cách khôi phục system state trên Domain Controller
Ta backup System State như hình
Đối với Domain Controller, khi restore system state phải vào Directory Services Repair Mode (Mode này sẽ stop AD service, giúp ta có thể khôi phục system state)
Và phải đăng nhập bằng quyền của built-in Administrator với password là pass lúc ta nâng cấp DC.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi
Bạn có thể bình luận bài viết tại đây...