Trang Chủ » Quản trị mạng
Wednesday, July 25, 2018
Cấu hình NIC Teaming trên Windows Server 2012
1. Giới thiệu :
Trước tiên, xin nói sơ qua, NIC Teaming là gì ? NIC Teaming cho phép 2 hoặc nhiều NIC vật lý (Network Interface Card) liên kết với nhau, tạo thành 1 NIC logic có khả năng LoadBalancing và tăng HA (High Availability) cho hệ thống.
Trước tiên, xin nói sơ qua, NIC Teaming là gì ? NIC Teaming cho phép 2 hoặc nhiều NIC vật lý (Network Interface Card) liên kết với nhau, tạo thành 1 NIC logic có khả năng LoadBalancing và tăng HA (High Availability) cho hệ thống.
NIC Teaming không phải là khái niệm quá mới mẻ trong các phiên bản Windows Server nói riêng và tất cả server nói chung, nhưng kể từ Windows Server 2012 bước tiến đáng kể của NIC Teaming .
Kể từ phiên bản WS 2012, NIC Teaming có sẵn trong hệ thống (build-in) mà không cần download thêm bất cứ phần mềm hỗ trợ nào từ hãng phần cứng. Bên cạnh đó, NIC Teaming trên WS 2012 hỗ trợ tất cả các loại NIC và hơn nữa còn có khả năng dùng chung (mix) các hãng khác nhau vào cùng 1 group NIC Teaming. Ngoài khả năng LoadBalancing, NIC Teaming trong WS 2012 còn hỗ trợ Fault Tolerance.
TRỂN KHAI:
– Mở Network Connection khảo sát server có 2 Card mạng được đặt tên là LAN1 và LAN2. 2 Card này cùng nối chung vào 1 Switch.
– Mở Server Manager – Chọn Local Server – Quan sát chức năng NIC Teaming đang disbale. Nhấn vào link Disable.
– Chọn cả hai Card mạng LAN1 và LAN2, nhấn Task – Add to new team.
– Đặt tên tùy ý cho Team (ví dụ tôi đặt là Team 1) và nhấn OK.
Addional properties : Lựa chọn những thuộc tính đi kèm.
+ Teaming mode : gồm 3 mode
+ Teaming mode : gồm 3 mode
- Static Teaming : cắm cùng switch
- Switch Independent : cắm switch nào cũng đc ( dĩ nhiên nó chỉ phục vụ lớp mạng của nó )
- LACP : giao thức để tạo EthernetChanel ( có thể lên google để tìm hiểu thêm về LACP )
+Load balancing mode
- Address Hash : dùng cho máy thật
- Hyper-V Port : dùng cho máy ảo
+Standby Adapter : đây là chức năng Fault Tolerance.
- Non (all adapters Active) : tất cả đều active và chạy LoadBalancing ( k có Fault Tolerance )
- Tên adapter 1… : nếu chọn Adapter 1, thì adapter 1 sẽ về chế độ standby, nếu có NIC nào fail nó sẽ lên làm active
- Tên adapter 2… : tương tự như trên.
– Quan sát trạng thái của 2 Card mạng là Active.
– Mở Network Connection kiểm tra trạng thái của Team
– Bạn có thể thấy băng thông đã được gộp từ 2 Card mạng – Nhấn Close
– Tiến hành đặt thông số IP cho Team
– Đặt IPv4
– Đặt thông số tùy ý tùy theo hạ tầng mạng của bạn
– Nhập lệnh IPCONFIG kiểm tra thông số IP
– Kiểm tra kết nối liên tục bằng lệnh Ping -t đến 1 máy nào đó trong mạng.
– Kiểm tra khả năng chịu lỗi bằng cách rút dây mạng của một Card mạng tùy ý hoặc Disable Card mạng đó (ví dụ tôi Disable Card LAN1)
– Kiểm tra kết nối vẫn không bị ngắt
– Mở NIC Teaming kiểm tra trạng thái của Card LAN1 chuyển thành “Faulted Not Found“
– Enable Card mạng LAN1
– Disable Card mạng LAN2
– Kiểm tra kết nối vẫn không bị ngắt
– Mở NIC Teaming kiểm tra trạng thái của Card LAN2 chuyển thành “Faulted Not Found“
– Enable Card LAN2
– Kiểm tra trạng thái của cả 2 Card mạng là “Active“
– Để tiếp tục phần tiếp theo, tôi sẽ xóa Team 1. Đầu tiên bạn gỡ Card LAN2 ra khỏi Team 1
– Xác nhận gỡ Card LAN2 khỏi Team
– Xóa Team 1
– Xác nhận xóa Team 1
– Kiểm tra
Bạn có thể bình luận bài viết tại đây...